Bản tranh in khắc gỗ của Họa sỹ Phạm Khắc Quang trên gốm Sứ Bát Tràng Group
TRANH KHẮC GỖ HỌA SỸ PHẠM KHẮC QUANG
TRÊN CHẤT LIỆU GỐM THỦ CÔNG BÁT TRÀNG
Đam mê nghệ thuật và yêu thích chiêm ngưỡng cái đẹp, Sứ Bát Tràng Group có cơ hội gặp gỡ và tìm hiểu Họa sỹ Phạm Khắc Quang và nghệ thuật tranh khắc gỗ đương đại mà anh đã bao năm tìm tòi, sáng tạo cho nghệ thuật tranh khắc gỗ Việt. Người nghệ sỹ ấy đã thử nghiệm ngay bản tranh khắc gỗ lên chất gốm cổ truyền thống tại Xưởng Sứ Bát Tràng Group cùng nghệ nhân gốm Họa Sỹ Phạm Quang Khánh. Câu chuyện của gỗ và gốm gặp nhau...
Tranh khắc gỗ Phạm Khắc Quang trên nền gốm Sứ Bát Tràng Group
Trong quá khứ, ngôn ngữ tạo hình điêu khắc độc đáo và lâu đời đã tạo nên những phường thợ chuyên khắc tranh và những làng khắc tranh mang tính chuyên môn hóa cao ở nông thôn Việt Nam. Tiêu biểu phải kể đến các làng nghề La Xuyên (Ý Yên- Nam Định), Đông Giao (Cẩm Giàng- Hải Dương), Hương Mạc, Phù Khê (Từ Sơn- Bắc Ninh)... Theo thời gian, những làng nghề giờ chỉ còn giữ lại được nghề truyền thống của cha ông qua việc làm những món đồ thủ công nhỏ như khắc dấu, con giống, khuôn hình.
Bản in tranh khắc gỗ Nghệ sỹ Phạm Khắc Quang
Ngày nay, những thay đổi căn bản về chất liệu, phương tiện, kỹ thuật chế bản và in ấn đã đem lại cho thể loại tranh khắc lâu đời nhất này một sức sống hoàn toàn mới và mang tính thời đại. Và tranh khắc gỗ, với giá trị thẫm mỹ mới, sự đa nguyên trong quan niệm nghệ thuật, đề cao sự liên kết, ứng dụng công nghệ đương đại và sử dụng chất liệu thô của đời sống đã trở thành một loại hình nghệ thuật đương đại đặc trưng. Chấp nhận nhiều bút pháp, nhiều luồng ý tưởng, tranh khắc gỗ đã mở rộng ra thế giới cảm quan của con người, xuất hiện ở các chương trình nghệ thuật sắp đặt, trình diễn, trở nên gần gũi với công chúng hơn. Kỹ thuật khắc phá bản gỗ, sử dụng video tĩnh, laser cũng mang đến những hiệu quả bất ngờ cho tranh khắc gỗ.
Tranh khắc gỗ Phạm Khắc Quang với chất liệu thô từ cuộc sống Họa sỹ nghệ sỹ tranh khắc gỗ Phạm Khắc Quang (sinh năm 1975) tại xã Thanh Hải, huyện Thanh Hà, Hải Dương, trong một gia đình công nhân viên chức với cuộc sống có phần dư dả hơn so với các gia đình cùng làng quê anh. Anh lên Hà Nội theo học và tốt nghiệp tại trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội. Với cá tính "ngang ngang", người nghệ sỹ tài hoa ấy luôn cố gắng sáng tạo những sản phẩm nghệ thuật mang tính mỹ thuật cao, đam mê tìm con đường đi riêng cho mình.
Họa sỹ Phạm Khắc Quang bên công việc của anh
Họa sỹ Phạm Khắc Quang có cuộc triển lãm cá nhân mang tên "Kịch bản đương đại", kể câu chuyện cảm nhận về cuộc sống vùng quê: bán đất, bán sức lao động, ... tại vùng nông thôn Việt Nam. Triễn lãm là câu chuyện về "Số phận cánh đồng".
Họa sỹ Phạm Khắc Quang tại Xưởng điêu khắc gỗ của anh
Phần thứ nhất của triển lãm giới thiệu chùm 10 bức tranh khắc gỗ, thể hiện hình ảnh chú Tễu dưới dạng một một thương lái, một doanh nhân hay một người nông dân với nụ cười vô ưu. Nhưng lồng ghép vào đó là những vấn đề mang tính thời cuộc. Chẳng hạn người nông dân ấy với nụ cười vô ưu của chú Tễu lại đang bày bán một góc tài sản tinh thần của làng mình, của chính mình - hình ảnh "cây đa bến nước sân đình" - ngay nơi chợ quê. Điểm nhấn của triển lãm là một sáng tác sắp đặt tiêu đề Thở. Trên 30m2 nền với một số chất liệu được xử lý tinh tế, đem lại cảm giác về một mảnh ruộng quê, tác giả đặt lên 1.000 bản khắc chân dung người nông dân ở đa dạng lứa tuổi trên những hình chiếc xẻng.
Đây là một tác phẩm có khả năng gợi mở câu chuyện rộng lớn hơn về số phận của cánh đồng - cũng là số phận người nông dân trong một bối cảnh xã hội đang đổi thay từng ngày.
Bản tranh khắc gỗ trên chất gốm Sứ Bát Tràng Group gợi mở một chất liệu mới cho các sáng tác của Họa Sỹ. Nghệ thuật tranh khắc gỗ Việt Nam sẽ được phát triển cùng những Nghệ sỹ như Họa Sỹ Phạm Khắc Quang. Những bản in tranh khắc gỗ trên gốm sẽ mở ra một góc mới cho thị trường tranh gốm Bát Tràng, vốn nức tiếng với chất gốm xương rắn chắc và men đẹp, bền ở nhiệt độ cao hơn 1200oC.
Sứ Bát Tràng Group Hà Nội
Xóm 3, Bát Tràng, Gia Lâm, Thành phố Hà Nội.
Showroom gạch mosaic: Kiosque 27, Gốm Khánh, Xóm 3, Bát Tràng, Gia Lâm, Thành phố Hà Nội.
Sứ Bát Tràng Group Thành phố Hồ Chí Minh
56 lô I, Cư xá Phú Lâm C, KP3, P.An Lạc A, Q.Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh.
>> Xem thêm Sản phẩm gốm Sứ Bát Tràng Group
>> Xem thêm Tranh mosaic, gạch mosaic gốm Bát Tràng Sứ Bát Tràng Group
>> Xem thêm Gốm sơn mài Khánh Sứ Bát Tràng Group
>> Xem thêm Gốm men rạn Sứ Bát Tràng Group
Xưởng Sứ Bát Tràng Group và chương trình thực hành hướng nghiệp tại sân chơi gốm Bát Tràng Moment (06/05)
5 công đoạn tư vấn và sản xuất tranh gốm nhà thờ họ Trịnh tại Bắc Ninh (04/05)
8 Lý do để bạn chọn ngói đỏ chất gốm terracotta cho mái lợp ngôi nhà (28/04)
Nghệ thuật gạch mosaic gốm ứng dụng thực tiễn trong 5 cách trang trí nhà cửa (25/04)
Đèn ngủ gốm sơn mài Bát Tràng - Thời trang mới cho đèn ngủ men gốm Bát Tràng truyền thống (18/04)
Quà tặng gốm sơn mài Bát Tràng in logo - Quà tặng gốm sứ độc đáo từ Sứ Bát Tràng Group (14/04)